Đọc tuỳ bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân,ấn tượng đàu tiên trong tâm thức người đọc đó chính là hình tượng dòng sông Đà-biểu tượng về sức mạnh của thiên nhiên Tây bắc. Dưới ngòi bút tài hoa của bậc kỳ tài,hình tượng con sông được sống dậy,hiện hình,gào thét trên những hàng chữ viết như một cơ thể sống có đặc điểm, diện mạo,tính cách vừa hung dữ,hiểm ác gây nguy hiểm cho con người; vừa à một cong trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá: trữ tình, thơ mộng làm hấp dẫn, đắm say lòng người.
Sau cách mạng, ngòi bút Nguyễn Tuân càng thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước, con người tha thiết hơn. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế, độc đáo về núi sông ,cỏ cây ,con người trên đát nước mình. Những năm tháng đến với Tây Bắc là ông đi tìm "Thứ vàng mười đã được thử lửa", "Chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc" để hát ca về thiên nhiên,đất nước,những con người đang ngày đêm thầm lặng trong gian lao vất vả để xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao heo hút này. Tập tuỳ bút "Sông Đà" nói chung và "Người lái đò sông Đà" nói riêng là bức tranh sinh động về thiên nhiên và cuộc sống của con người nơi đây.
Mở đầu tuỳ bút,Nguyễn Tuân đã có hai câu thơ đề từ,giới thiệu hai đặc điểm của con sông: "Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông" và "Chúng thuỷ giai đông tẩu/ Đà giang độc bắc lưu". Câu thơ thứ nhất gợi gợi ra vẻ kiều diễm,thơ mộng của dòng sông. Câu thứ hai giới thiệu tính cá biệt của co sông Đà, mọi con sông đều chảy theo hướng đông, riêng con sông Đà chảy ngược về hướng bắc. Cái "bắc lưu" cưỡng lại cái "đông tẩu" khiến dòng sông trở nên ngông ngược,dữ tợn nhiều vực xoáy,luồng chết,đá ghềnh,sóng thác. Mùa lũ đến nó "ác như mụ dì ghẻ",Dữ dằn như con quá vật...tự nhiên thật độc đáo và người tìm kiếm cái lạ hoá trong thiên nhiên cũng độc đáo lắm thay! Thích cái cảm giác dữ dội tới khủng khiếp, mà đã thích thì tả cho tới tận cùng. Chính vì thế con sông Đà đã trở thành "kẻ thù số một" của con người, nhưng cũng không quên đi vẻ thơ mộng của dòng sông.
Tính chất hung bạo,hiểm ác ,hùng vĩ của con sông trước hết là ở diện mạo,thể hiện ở độ cao,độ sâu,độ rộng,độ hẹp. Cảnh đá bờ sông "dựng vách thành...đúng giờ ngọ mới có mặt trời" ,"chỗ vách chẹt òng sông như một cái yết hầu,có thể ném hòn đá sang bên kia,hoặc con nai,con hổ có thể nhảy vọt từ bên này sang bên kia" một cách dễ dàng. Chỉ à tả cảnh đá bờ sông mà Nguyễn Tuân đã so sánh,miêu tả nó thật tỉ mỉ,phong phú,chính xác đên bất ngờ,lạ lùng đến ấn tượng.
Cảnh ghềnh đá và sóng gió mênh mang đến rợn ngợp: "Hàng cây số nước xô đá,đá xô sóng,sóng xô gió,cuồn cuộn luồng gió gùn gè suốt năm như đòi nợ xuýt...".Nguyễn Tuân tả sóng gió sông Đà làm người đọc lại liê tưởng đến "Gió Than Uyên"(1960): "Gió mạnh như sóng bão...mùi gió nhạt nhạt,vị gió ngai ngái. Gió đổ nhà, đổ người,gió chém vào móng ngựa thồ,cuối rối đuôi và bờm tóc ngựa. Gió giúi gục đầu ngựa". cách tả, cáh nhân hoá sự vật sinh động,hấp dẫn đến kỳ thú,có lẽ chỉ Nguyễn Tuân mới có.
Đến cảnh hút nước(xoáy nước) sông Đà, đây là hình ảnh kì thú và ấn tượng nhất: "hút nước xoáy tít đáy lừ lừ như cánh quạ đàn...sâu như giếng bê tông thả xuống". "Tiếng thở và kêu như cống cái bị sặc...". "Con thuyền nào vô ý qua đây là bị lôi tuột xuống ,dìm ngầm khoảng năm mười phút sau mới nổi ên và tan xác ở quãng dưới". Chưa hết, cái hút xoáy còn dẫn trí tưởng tượng của Nguyễn Tuân đến một trường liên tưởng khác của điện ảnh để truyền cảm giác lạ, vừa rùng rợn, sợ hãi cho người đọc. Nhà văn tưởng tượng ra một anh bạn quay phim ngồi vào một chiếc thuyền thúng để hút nước hút cả người cả máy xuống tận đáy,từ đó anh ta "lia máy quay ngược lên vách thành hút nước mà thu cảnh. Cảnh nước sông xanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày,khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy,cả người". Rồi cảm giác rùng rợn ấy truyền sang cho cả người xem phải "ghì chặt ấy ghế ngồi như ghì lấy chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê khổng lồ".
Những câu văn viết ra không chỉ để khoe tài mà Nguyễn Tuân muốn thể hiện hết mình, muốn khai thác tới tận kì cùng cái nguồn thẩm mĩ vốn có của sông Đà để dâng tặng người đọc chiêm ngưỡng con sông qua những cảm giác kì thú. Nhà văn thả sức mình lật,xoay,ngắm nghía dáng sông, mượn ngôn ngữ của tất cả các nghành nghệ thuật khác để soi chiếu, bất chợt tung ra những tưởng tượng kì lạ khiến người đọc phải xuýt xoa thán phục.
Cảnh thác nước-Nguyễn Tuân tiếp tục khiến người đọc phải kinh ngạc và thán phục hơn khi ông lấy lửa,lấy rừng để tả nước: "Tiếng thác nước nghe gần mãi lại réo to mãi lên...nghe như oán trách, rồi lại như van xin...thế rồi nó rống lên như một ngàn con trâu mộng lồng ộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa,đang phá tuông rừng lửa". Nhà văn sử dụng hàng loạt niện pháp tu từ nhân hoá,vật hoá...để miêu tả âm thanh của thác nước sông Đà vừa như kẻ điên cuồng lồng lộn dữ dội biết gầm,réo,trách moc, van xin, lại như một đàn trâu mộng đang bị lủa đốt điên cuồng phá phách. Nguyễn Tuân đã làm thức dậy cả một thế giới man dại đang ở đỉnh điểm của dữ dội. Ông phải là người rất am hiểu về âm nhạc mới có cách phối hợp giữa âm thanh và hình ảnh một cách tài tình như thế, làm nổi bật lên sự khủng khiếp của thác nước sông Đà đem ại cảm giác đầy hiếu kì cho người đọc.
Từ bề mặt đến lòng sâu, Nguyễn Tuân gọi đó là "kẻ thù số một của con người" được thể hiện bởi sự nguy hiểm chết người ở chân trời đá.Qua cái nhìn của Nguyễn Tuân đá sông Đà không phải là vật vô tri vô giác mà bó biết mai phục, biết bày binh bố trận như binh pháp Tôn Tử, có cửa sinh,cửa tử. Cả đoạn văn dài mà đặc sắc ,với trí tưởng tượng phong phú, tài năng uyên bác , Nguyễn Tuân đã vận dụng ngôn ngữ của nhiều nghành khác nhau như võ thuật, thể thao,quân sự...để biến đá thành bầy thạch tinh hung hãn, ma quái trước con người. Ngôn ngữ sống động giàu giá trị tạo hình, phóng túng mà không tuỳ tiện. Tất cả được hình thành từ những quan sát cụ thể, tinh tế và độc đáo của tay bút bậc thầy.
Ngoài hung bạo,hiểm ác, sông Đà còn mang một đặc tính nữa là thơ mộng và trữ tình. Khi viết về đặc tính này, nhà văn dã dồn hết bút lực , dụng công tìm tòi khó nhọc để mang đến cho người đọc sự hiểu biết phong phú về một con sông ,về một vùng đất giàu giá trị "vàng" - Tây Bắc với những trang văn dạt dào cảm xúc. Đây à đoạn văn không thác,ghềnh đá, con sông trở nên mềm mại, hiền hoà, duyên dáng như một thiếu nữ, như một "cố nhân" gợi nhớ, gợi thương; lung linh huyền ảo như dòng sông cổ tích.
Quan sát dòng sông từ trên cao , sông Đà như "cái dây thừng ngoằn ngoèo", "Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tọc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân". Cách so sánh thật tài hoa, nhà văn đem đến cho người đọc một cách cảm nhận thơ mộng, tinh tế về con sông; một bức tranh thuỷ mặc cứ vương vấn mãi trong tâm hồn người đọc.
Khi dòng sông được quan sát ở cận cảnh, con sông được nhìn ở mọi không gian, thời gian, trải qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông. Nước sông Đà mùa xuân màu xanh ngọc bích, mùa xuân lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa. Cách quan sát , chọn từ thật kì công ,ai bảo Nguyễn Tuân không khó nhọc.
Dòng sông Đà trong liên tưởng lại lấp lánh một vẻ đẹp cổ thi. vẻ đẹp của "cố nhân" gợi nhớ khi xa, người đọc như lạc vào sắc nắng vàng hoe của "yên hoa tam nguyệt há Dương Châu". Niềm vui của tác giả khi gặp lại sông Đà ùa tràn thành nhịp điệu: "Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn, bướm bướm trên sông Đà. chao ôi, trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm,vui như nối lại chiêm bao đứt quãng...Nó đàm ấm như gặp lại cố nhân..." Niềm vui trào lên ngọn bút, vẽ lên bức tranh thơ mộng, sông Đà càng thêm trữ tình, kì thú.
Ven sông êm ả, lặng tờ, một vẻ đẹp thấm đãm chất thơ : "Thuyền tôi trôi trên sông Đà. CẢnh ven sông Đà ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi". Sự yên lặng đến tột cùng ,đó là đặc tính của dòng sông ở quãng trung lưu này. Con sông mang trong mình cả nét cổ kính,thiêng liêng của hồn thiêng sông núi từ ngàn xưa.
Cảnh đôi bờ cũng thật kì thú, thiên nhiên trong treo nguyên sơ: "Nương ngô nhú lá non, cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp, đàn hươu cúi đầu ăn cỏ..." Hình ảnh hoa bướm rực rỡ sắc màu, những con nai vểnh tai ngơ ngác...dưới sông những đàn ca dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc.
Nguyễn Tuân đã mang đến cho người đọc những trang văn tuyệt vời, chưa đến nhưng ta có thể cảm nhận được sự sống đang cựa mình trong hơi thở của vũ trụ bao la...Tất cả đều thấm đãm vẻ tinh khôi mơn mởn, căng tràn nhựa sống. Dòng sông khi hồn nhiên như niềm cổ tích, khi lai láng chaatx trữ tình của Tản Đà gửi người tình chưa quen biết ... vẻ đẹp ngôn ngữ của Nguyễn Tuân như thôi miên người đọc vào mê cung cảnh vật sông Đà đẹp đến say người, gợi bao khao khát về "Dải sông Đà bọt nước lênh đênh,bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình"
Trong đoạn văn dài NGuyễn Tuân đã sử dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực như: điện ảnh, quân sự, bóng đá...đem đến cho người đọc nhiều trường liên tưởng về con sông Đà. Đông thời ông còn sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hoá, so sánh...khiến con sông Đà tưởng như vô tri vô giác lại trở nên sống động, giàu sức sống.
Tuỳ bút "Người lái đò sông Đà" đã đạt đến trình độ nghệ thuật bậc thầy, chỉ qua việc miêu tả hình tượng con sông Đà , Nguyễn Tuân đã chứng tỏ là một cây bút vừa tài hoa,vừa uyên bác. Nhà văn đã phát hiện và miêu tả cảnh vật và thiên nhiên Tây Bắc bằng cả đôi mắt và tâm hồn của người nghệ sĩ tài năng, tinh tế, nặng lòng với quê hương, đát nước để hiến dâng cho người đọc một thiên tuỳ bút kì thú vẻ đẹp con sông- một công trình mĩ thuật độc đáo mà tạo hoá đã ban tặng cho Việt Nam. Cảm ơn nhà văn Nguyễn Tuân tài hoa đã tả con sông Đà hay và tuyệt vời đến thế. đọc mỗi trang văn ta như thấy cả con sông Đà đang chảy trôi trên từng trang sách. Hẳn mỗi bạn yêu thiên nhiên, đất nước con người Việt Nam sẽ không bao giờ quên được con sông Đà và cái tên Nguyễn Tuân.
chúc các bạn học tốt nhé !!!!!!!!!!!